Bát nhã là từ phiên âm từ chữ Prajñā và nó có nghĩa là Trí tuệ, quán sát, suy nghĩ phân biệt rõ ràng, thấy được sự biến hóa, hình thành căn bản của muôn loài, để đưa đến trí hiểu biết chân chánh và đúng đắn
Đôi điều tham khảo về bốn chữ "Bát Nhã Tâm Kinh"

Bát nhã là từ phiên âm từ chữ Prajñā và nó có nghĩa là: Trí tuệ, quán sát, suy nghĩ phân biệt rõ ràng, thấy được sự biến hóa, hình thành căn bản của muôn loài, để đưa đến trí hiểu biết chân chánh và đúng đắn.

Vài dòng tham khảo bốn chữ Bát Nhã Tâm Kinh qua bốn chữ : प्रज्ञा    पारमिता    हॄदय   सूत्रं  |   Prajñā  Pāramitā  Hṝdaya  Sūtraṃ trong Phạn ngữ . TS Huệ Dân.

प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रम्  hay  प्रज्ञा   पारमिता    हॄदय   सूत्रं   hoặc प्रज्ञा   पारमिता    हृदयम्    सूत्र |

Prajñāpāramitāhṛdayasūtram.

Hay Prajñā  pāramitā  hṝdaya  sūtraṃ hoặc Prajñā pāramitā hṛdayam sūtra.

Prajñā ( Phạn, Devanāgarī : प्रज्ञा ), có gốc từ chữ Pra  ( प्र ) và chữ Jñā ( ज्ञा ) ghép lại. Pra  ( प्र ) là tiếp đầu ngữ và nó có nghĩa là: hướng về phiá trước, khởi đầu, trước…

Jñā (ज्ञा) là động từ căn √ jñā, thuộc nhóm 9 và nó có những nghĩa được biết như sau:biết, có kiến thức, muốn biết, nhận thức được, tự nhớ, học, hiểu biết… Những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó là: anu (अनु), abhi (अभि), ava ( अव ), ā ( आ ), pari ( परि ), pra ( प्र ), prati ( प्रति ), vi ( वि ), sam ( सम् ).

Bát nhã là từ phiên âm từ chữ Prajñā và nó có nghĩa là: Trí tuệ, quán sát, suy nghĩ phân biệt rõ ràng, thấy được sự biến hóa, hình thành căn bản của muôn loài, để đưa đến trí hiểu biết chân chánh và đúng đắn. Trong tinh thần Phật học, Bát nhã thường được xem như gốc ánh sáng rực rỡ, như ngọn đèn, như mặt trăng, như mặt trời, có sức mạnh phá tan được Vô minh.

Pāramitā là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân Pāramitā ở dạng nữ tính. Nó được ghép lại từ chữ  Pāram ( पारम् ) và Itā ( इता ). Pāram là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân Pāra ở dạng trung tính.

Pāra ( पार ) có gốc từ động từ căn √ pṛ (√ पृ, thuộc nhóm 3). √ pṛ có những nghĩa được biết như sau: cứu giúp, bảo vệ, vượt qua, đi xuyên qua, trèo lên… Pāra ( पार ) có nghĩa là cạnh đối lập, đối lập, phần cuối, giới hạn, mục tiêu…

Pāraṃ gam (पारं गम्) có nghĩa là đạt tới cái gì đó. Pāraṃ nī ( पारं नी ) có nghĩa là hoàn thành, kết thúc.

Itā là chủ cách số ít trong bảng biến cách của thân Itā ở dạng nữ tính. Itā là quá khứ phân từ của động từ i (इ).

Động từ căn √ i (√इ, thuộc nhóm 2) và nó có những nghĩa được biết như sau: đi, đi đến, đi hướng về phía nào đó, đến, đến từ điểm nào đó, nắm được, đạt tới, xuất hiện, trở thành… Những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó là: ati (अति), adhi (अधि), anu (अनु), antar (अन्तर्), apa (अप), abhi (अभि), ava (अव), ā (आ), ut (उत्), upa (उप), ni (नि), parā (परा), pari (परि), pra (प्र), prati (प्रति), vi (वि), sam (सम्).

Itā có nghĩa là: lối đi, hành lang, đường có trồng cây hai bên. Ita (इत) là thì mệnh lệnh dùng theo số nhiều ở thời chủ động, trong bảng chia động từ i của tiếng Phạn (इ). Xem bảng dưới đây:

Thì chủ động                           Số ít                 Số đôi                   Số nhiều

Ngôi thứ nhất                   Ayāni  अयानि    Ayāva  अयाव          Ayāma   अयाम

Ngôi thứ hai                      Ihi   इहि             Itam   इतम्                  Ita   इत

Ngôi thứ ba                        Etu  एतु                Itām  इताम्              Yantu    यन्तु

 

Pāramitā thường được người ta dịch là đến bờ bên kia.

Hṝdaya (हॄदय) Hṛdaya (हृदय) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân Hṛdaya ở dạng trung tính.

Hṛdaya là từ ghép từ chữ Hṛd (हृद्) và âm đuôi –Ya (॰य). Hṛdaya có những nghĩa được biết như sau: trái tim, tình cảm,ý thức, tinh thần, cảm tính, cảm tưởng, cảm giác, thông minh… Hṛdayam (हृदयम्) là chủ cách và cũng là đối cách số ít của thân Hṛdaya.

Hṛd (हृद्) thân từ của nó thuộc trung tính và nó có nghĩa là: con tim, tấm lòng, tình cảm, trung tâm, ngực…

Ya (य) hay Yā (या) là đại từ tương ứng và nó có nghĩa là ai, người nào, điều ấy…

Yaḥ kaścid (यःकश्चिद्) có nghĩa là bất cứ ai hay người nào…Yo yaḥ (योयः) : tất cả những ai…

Sūtra (सूत्र) là hô cách số ít trong bảng biến cách của thân Sūtra ở dạng trung tính.

Sūtra là từ ghép từ chữ Sīv (सीव्) và Tra (त्र). Sūtra có những nghĩa được biết như sau: Hòa bình,  sợi dây, dây nhỏ, dây, sợi, hàng, dãy, bậc, lối, vòng bao quanh, vòng đai, vành đai, đường viền ngang (ở tường), mép (của đồng tiền), dải ven bờ (địa chất, địa lý), sợi dây thiêng liêng,  quy ước đọc trong các nghi lễ, vạch đường, đường kẻ, đường đi, tuyến, Hàng, dòng (chữ); câu (thơ), phác thảo, kế hoạch. Sūtram là chủ cách và cũng là đối cách số ít của thân Sūtra.

Động từ căn√ sīv (√ सीव्),  là động từ thuộc nhóm [4], và nó có những nghĩa được biết như sau : May, đan, khâu, kết lại.–Tra (॰त्र) là thân ghép được dùng làm biến dạng cho trạng từ, chỉ nơi chốn, hay làm dụng cụ…

Trên mặt tổng quát chữ Sūtra của Phạn ngữ thường đựợc dịch là Kinh và nó mang hàm ý dùng để diển đạt cho một chuỗi của các quy tắc hay những cách ngôn, bao hàm và dung chứa tượng trưng cho những ý nghĩa khác biệt hay những định nghĩa về sự vật, sự việc có mang tính chất nguyên lý triết học, đạo đức, văn học trong xã hội của con người, được truyền lại bằng lời nói hoặc bằng văn bản vắn tắt đơn giản dễ ghi nhớ. Đây là một hình thức, người ta thường dùng trong các nghi lễ và nó được truyền lại  từ thế hệ này sang thế hệ bằng miệng.

Chữ Kinh trong Phật học, thường được xem như những chủ đề hay dòng chứa các hình thức hướng dẫn mang tính đạo đức, qua những lời thuyết giảng của Đức Phật, bằng những ẩn dụ khác nhau trong đời sống xã hội, để giúp cho con người tự chính mình, tự tìm ra những cái thiện sẳn có bên trong, mà xây dựng những điều tốt đẹp cho cuộc sống của mình, cũng như cho người, trong tinh thần từ bi, vô ngã, vị tha.

Trong một ý nghĩa sâu sắc hơn, Kinh Phật là biểu thị sự viên mãn hoàn toàn thực tại của vũ trụ, mà dường như tầm nhìn của con người chưa đạt được sự hoàn hảo của nó.

Kể từ khi Ánh sáng giác ngộ và Tuệ trí siêu việt của đức Phật bừng lên dưới gốc cây Bồ Đề, thì Bát nhã tâm kinh bốn chữ được phiên âm hay dịch ra từ bốn chữ Phạn này Prajñā  pāramitā  hṝdaya  sūtraṃ, được xem là một trong những bài kinh khai thị vi diệu của Đức Phật đã để lại cho người con Phật và dành cho những ai thích khám phá ra con đường giải thoát, từ một kinh nghiệm thực chứng của Ngài, một vị Phật đã tự mình giác ngộ.

TS Huệ Dân (info@buddhasa.com)


Về Menu

đôi điều tham khảo về bốn chữ

thẠt Uống soda gây béo bụng và nhiều nguy cơ Tôi đi chùa N 宗教与迷信是什么关系 việt á Ÿ Cư sĩ Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM 1897 1969 Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân 静坐 em gái nhạc sĩ trịnh công sơn trổ tài tot Ngá Quan thế âm tu hành trong mùa vu lan 地藏經 vao chua la di tim cai tam trong sach cua chinh Ï tách 乃父之風 Trang nghiêm lễ hoàn táng vua Lê Dụ hÏi hang chuyen tinh khoi Chanh một loại thuốc quý tháºn la Buffet Cỏ Nội mùa chay quốc hoa khßi Om mani 13 ly do vi sao ban khong thanh cong Con nhớ những xuân trước Cà chua có tác dụng chống ung thư dạ niet ban 1 6 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư ngày sinh nhật bạn nên nghĩ đến ai Thất Thể dục sau bữa ăn giúp giảm 9 điều cần biết về thuốc chống bßi 心累的时候 换个角度看世界 nhân duyên vợ chồng Vị Ni ra sách về ẩm thực nhà chùa rÃƒÆ Các nguyên nhân làm giảm trí nhớ BÃn 第一 相 正式 Công dụng chữa bệnh của dưa leo Ăn món chay Thái tại Sài Thành